Bộ đo và kiểm soát TDS


Chỉ số TDS là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng và độ an toàn của nguồn nước mà quý khách đang sử dụng. Vậy TDS là gì? TDS trong nước là gì? Làm thế nào để kiểm tra chỉ số này trong nước có đạt chuẩn hay không? Mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn TDS là gì cũng như có thể tự đánh giá chất lượng nguồn nước đang sử dụng của gia đình. 
>>> Có thể bạn quan tâm: Đánh giá chất lượng nguồn nước thông qua độ PH

Chỉ số TDS là gì?

Để hiểu rõ TDS là gì, quý khách cần nắm được ý nghĩa của từ viết tắt “TDS”. TDS là Total Dissolved Solid - tổng chất rắn hòa tan, được tạo thành từ các muối vô cơ cũng như một lượng nhỏ chất hữu cơ. Các muối vô cơ phổ biến có thể được tìm thấy trong nước bao gồm: các cation là canxi, magie, kali, natri và các anion cacbonat, bicarbonate, clorua, sunfat.  Cụ thể định nghĩa TDS là gì như sau:
  • Chỉ số TDS của nước là tổng lượng ion tích điện, bao gồm khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước (mg/L), là một phần một triệu ppm (1 mg/L = 1 ppm).
Ppm là viết tắt của cụm từ “Parts Per Million” hay còn gọi là các phần trên một triệu. Ppm là tỷ lệ trọng lượng của bất kỳ ion nào đối với nước.
  • Hàm lượng TDS là gì? Hàm lượng TDS  liên quan đến độ tinh khiết của nước và chất lượng của hệ thống lọc nước. Nó được định nghĩa là một chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay ảnh hưởng đến mọi thứ tiêu thụ, hấp thụ nó.
[HOT] Máy lọc nước gia đình giá ưu đãi tháng 10/2022: CLICK NGAY

Nguyên nhân làm chỉ số TDS trong nước cao

Sau khi hiểu được TDS là gì, quý khách cần biết nguyên nhân làm chỉ số TDS trong nước cao. Nguyên nhân dẫn đến nồng độ TDS cao là do sự xuất hiện của kali, clorua và natri. Các ion này có hoặc không có tác hại với sức khỏe trong ngắn hạn nhưng các ion độc hại (asen chì, cadmium, nitrat) cũng có thể bị hòa tan trong nước.  Bằng cách đo mức TDS trong nước, quý khách sẽ có thể biết được nước mà quý khách đang uống là tinh khiết hay không tinh khiết. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mức TDS phù hợp tối đa là 500mg/L đối với nước uống và không được vượt quá 1000mg/L đối với nước sinh hoạt.

Quy chuẩn nước sạch Việt Nam (QCVN)

Năm 2009, Bộ Y tế đã công bố tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT nhằm đánh giá độ sạch của nước về màu sắc, mùi vị, độ pH,... TCVN 01-2009 Năm 2010, Bộ Y tế đưa ra QCVN 6-1:2010/BYT với 12 chỉ tiêu hóa học của nước khoáng thiên nhiên đóng chai liên quan đến an toàn thực phẩm.TCVN 06-22010

Điều gì sẽ xảy ra khi chỉ số TDS trong nước cao?

Nồng độ chất rắn hòa tan cao thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trên thực tế, nhiều người vẫn mua nước khoáng có hàm lượng chất rắn hòa tan tự nhiên cao, thường gọi là nước suối hoặc nước khoáng như: nước khoáng Vĩnh Hảo, nước khoáng Lavie,...  Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) là cơ quan chịu trách nhiệm về các quy định về nước uống ở Hoa Kỳ, xem TDS như một tiêu chuẩn phụ. 
Kết quả thử nghiệm bằng cách nếm thử – nguồn tham khảo
Kết quả thử nghiệm bằng cách nếm thử – nguồn tham khảo
Tuy nhiên, nồng độ TDS trong nước rất thấp làm cho nước có vị nhạt, điều này không mong muốn đối với nhiều người. Tăng nồng độ chất rắn hòa tan cũng có thể gây ra các ảnh hưởng kỹ thuật. Các chất rắn hòa tan có thể tạo ra nước cứng, để lại cặn và váng màng trên các thiết bị cố định, ở bên trong đường ống nước nóng và nồi hơi. Xà phòng và chất tẩy rửa không tạo bọt nhiều với nước cứng như với nước mềm. Ngoài ra, lượng chất rắn hòa tan cao có thể làm ố đồ đạc trong nhà, ăn mòn đường ống và có vị kim loại.

Hướng dẫn khi gặp chỉ số TDS trong nước cao

TDS là gì? Biểu đồ chỉ số TDS (ppm)
TDS là gì? Biểu đồ chỉ số TDS (ppm)

Xử lý chỉ số TDS trong nước cao bằng cách nào?

Các cơ sở xử lý nước có thể sử dụng phương pháp thẩm thấu ngược RO để loại bỏ các chất rắn hòa tan trong nước là nguyên nhân làm tăng mức TDS. Thẩm thấu ngược loại bỏ hầu như tất cả các chất hòa tan, bao gồm nhiều khoáng chất có hại, chẳng hạn như muối và chì. Nó cũng loại bỏ các khoáng chất có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như canxi và magie và lý tưởng là nước sau thẩm thấu ngược nên được lọc qua thêm công đoạn cung cấp khoáng magie và canxi để bổ sung các khoáng chất vào nước.  Lớp khoáng cũng làm tăng độ pH và giảm khả năng ăn mòn của nước. Để biết thêm thông tin về thẩm thấu ngược, quý khách cần xem tờ thông tin về siêu lọc, lọc nano và thẩm thấu ngược. Để tìm ra phương pháp xử lý nước bị nhiễm TDS cao, quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Môi trường Song Phụng để được tư vấn chi tiết thêm!

Tại sao chỉ số TDS và pH cần được theo dõi thường xuyên?

Theo dõi mức TDS và độ pH của nước uống là điều cần thiết. Khi nguồn nước có chỉ số TDS cao hoặc độ pH thấp, rất có thể trong nước đã có các chất bẩn độc hại khác. Cả TDS và pH đều dễ đo và nếu có điều gì đó xảy ra với nước như ô nhiễm, rất có thể cả mức TDS và pH sẽ thay đổi. Vì vậy, việc theo dõi những thay đổi nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của nước. Vì những lý do này, điều quan trọng là phải theo dõi nồng độ TDS và pH. Nếu chúng thay đổi, quý khách có thể thực hiện các biện pháp phù hợp ngay lập tức. Trên đây, Công ty Môi trường Song Phụng vừa giải đáp cụ thể cho quý khách về câu hỏi “TDS là gì?”. Nếu nước mà quý khách đang sử dụng không có thông tin về chỉ số TDS và pH, vui lòng gửi cho Công ty Môi trường Song Phụng mẫu nước với dung tích ít nhất 500ml. Chúng tôi sẽ kiểm tra miễn phí cho quý khách ngay khi nhận được mẫu nước.
>>> Xem thêm: Vi khuẩn lam là gì?
Home Danh mục Phiếu ưu đãi Giỏ hàng Tư vấn Online