Than hoạt tính là một nguyên liệu vô cùng phổ biến và được sử dụng trong rất nhiều ngành nghè. Vậy, cụ thể thì than hoạt tính có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu khái niệm, phân loại, ưu – nhược điểm, các ứng dụng phổ biến và công dụng của than hoạt tính qua bài viết sau đây.
Than hoạt tính là gì?
Trước khi tìm hiểu than hoạt tính là gì thì cần làm rõ về khái niệm của nguyên liệu này. Than hoạt tính còn có tên gọi khác là Carbon hoạt tính, với cấu tạo gồm các nguyên tố: Carbon (88%), Oxy (7%), Hydro (0,5%), Nitro (0,5%) và Sulfur (1%). Than hoạt tính có độ xốp cao cùng nhiều lỗ rỗng và vết nứt trong cấu tạo. Do đó, than hoạt tính có khả năng thấm hút và loại bỏ được các vi khuẩn khá tốt.
Hiện nay, người ta có thể dễ dàng tạo ra than hoạt tính bằng cách đốt gỗ, than đá, tre,… ở nhiệt độ từ 600℃ đến 900℃ trong điều kiện yếm khí. Than hoạt tính được chia làm 5 loại chính: dạng bột (vô định hình), dạng hạt, dạng viên nén, dạng tấm và dạng ống.
Phân loại than hoạt tính
Như đã trình bày, than hoạt tính được chia thành 5 loại dựa trên hình dạng. Mỗi loại than hoạt tính đều có công dụng riêng.
- Dạng bột: Là loại than hoạt tính được nghiền mịn thành bột với kích thước từ 0,2mm đến 0,5mm. Loại này có giá thành rẻ nhất và được sử dụng trong rất nhiều các thiết bị máy lọc nước RO, hệ thống xử lý nước phèn, mỹ phẩm (kem đánh răng, tẩy tế bào chết,…).
- Dạng hạt: Là loại than hoạt tính được nghiền thành các vụn li ti với kích thước từ 1mm đến 5mm. Loại than này khó bị rửa trôi và thổi bay hơn so với dạng bột. Hạt than hoạt tính và thường được sử dụng trong hệ thống lọc nước công nghiệp.
- Dạng viên nén: Đây là loại than hoạt tính dạng bột nhưng được nén chặt thành từng viên cứng. Mỗi viên nén có kích thước khoảng từ 1cm đến 5cm và được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị lọc khí. Do được nén chặt nên kích thước các lỗ phân tử trong viên than sẽ nhỏ hơn, từ đó khả năng lọc khuẩn cũng tốt hơn.
- Dạng tấm: Thực tế thì đây là những tấm mút được tẩm bột than hoạt tính, có kích thước được gia công tuy theo nhu cầu sử dụng. Tấm than hoạt tính thường được sử dụng chủ yếu trong máy lọc không khí.
- Dạng ống: Được tạo thành từ việc xử lý nhiệt những ống than nhiên liệu. Mỗi ống than hoạt tính thường có đường kính từ 1cm đến 5cm và được sử dụng của yếu trong các hệ thống xử lý nước quy mô lớn.
Than hoạt tính có tác dụng gì trong lọc nước?
Than hoạt tính là một nguyên liệu quan trọng trong lọc nước. Cụ thể, những tác dụng cơ bản của than hoạt tính bao gồm:
- Loại bỏ các cặn bẩn, tạp chất lơ lửng trong nước.
- Khử được mùi tanh..
- Hấp hụ các hợp chất hữu cơ hòa tan gây hại có trong nước.
- Có khả năng ức chế sự sống và phát triển của các vi khuẩn gây hại.
- Tác dụng với một số hợp chất kim loại nhẹ để loại bỏ khỏi nước.
Với những tác dụng của than hoạt tính trong lọc nước nêu trên, đây được xem là nguyên liệu phổ biến ứng dụng trong hệ thống nhà máy xử lý nước, thiết bị lọc nước, bể bơi, hồ cá,…
Than hoạt tính có tác dụng gì trong hệ thống xử lý nước thải?
Thế giới sở hữu một nguồn nước dồi dào nhưng không vô hạn. Vì thế, các nhà máy xử lý nước thải được xây dựng để khai thác và tận dụng tối đa nguồn nước phục vụ cho đời sống con người. Trong các nhà máy sản xuất nước uống, nguồn nước gốc chủ yếu đến từ giếng khoan. Nguồn nước giếng khoan này thường nhiễm các ion kim loại rất có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến ống dẫn. Vì thế, than hoạt tính sẽ giúp hấp thu, loại bỏ các ion kim loại và tạp chất khác trong nước.
Than hoạt tính còn được sử dụng để tái chế nguồn nước bị ô nhiễm, nước thải đã qua sử dụng,… Đây là một trong những cách tiết kiệm nguồn tài nguyên môi trường và an toàn cho sức khỏe con người
Tác dụng của than hoạt tính trong các thiết bị lọc nước công nghiệp và gia đình
Vậy trong hệ thống lọc nước thì than hoạt tính có tác dụng gì? Than hoạt tính là một vật liệu không thể thiếu trong các thiết bị lọc nước RO, cột lọc thô, máy lọc gia đình,… Nguồn nước sau khi được xử lý bởi màng lọc than hoạt tính trong các thiết bị trên sẽ đạt được độ tinh khiết cao, hoàn toàn có thể uống trực tiếp.
>> Mua than hoạt tính – vật liệu trong máy lọc nước TẠI ĐÂY.
Than hoạt tính có tác dụng lọc nước hồ cá
Bể cá thường được sử dụng như một vật trang trí trong gia đình, do đó, việc duy trì một chiếc bể xanh, sạch la vô cùng cần thiết cho ngôi nhà. Đối với những hồ cá có diện tích nhỏ (dưới 1m2), khách hàng có thể cho một túi bột than hoạt tính vào bể nước hoặc rải trực tiếp hạt, viên nén than vào trong bể.
Với những hồ cá ngoài trời, có diện tích lớn thì khách hàng nên chọn những ống, khối than hoạt tính có kích thước lớn để tránh bị rửa trôi làm giảm tác dụng hút bẩn của than. Việc lọc nước bể cá là vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi của gia đình.
Ưu, nhược điểm khi lọc nước bằng than hoạt tính
Sau khi tìm hiểu than hoạt tính có tác dụng gì, ta có thể dễ dàng kết luận một số ưu điểm của nguyên liệu này như sau:
- Có khả năng loại bỏ các hóa chất độc hại như Clo, Sulfur,…
- Hấp thụ và loại bỏ các kim loại nặng gây hại cho cơ thể người.
- Lọc được mùi tanh, giúp nước trong hơn.
- Góp phần tăng tuổi thọ của thiết bị lọc nước vì than hoạt tính sẽ giữ lại các tạp chất gây hại cho màng RO.
- Có giá thành rẻ, dễ chế tạo.
Bên cạnh đó, việc lọc nước với hoạt tính có một số nhược điểm:
- Không loại bỏ được các phân tử muối hòa tan trong nước.
- Không loại bỏ được các vi khuẩn và virus.
Không loại bỏ được các tạp chất có kích thước siêu nhỏ nên chỉ được dùng trong giai đoạn lọc thô.
Một số ứng dụng khác của than hoạt tính
Ngoài lọc nước, than hoạt tính còn được ứng dụng trong các ngành khác như:
- Trong công nghiệp, than hoạt tính được dùng làm chất độn trong sản xuất cao su (ứng dụng làm lốp xe, đế giày,…).
- Trong y tế, than hoạt tính được dùng để xử lý các chất độc, khắc phục vấn đề đầy hơi, khó tiêu,…
- Trong nông nghiệp, ngoài ứng dụng lọc nước tưới cây, nước thải sinh hoạt thì than hoạt tính còn được dùng để cải tạo đất trồng.
- Than hoạt tính còn là một nguyên liệu quan trọng trong các loại hóa, mỹ phẩm như kem đánh răng, gel tẩy tế bào chết, mặt nạ chăm sóc da,…
- Trong các thiết bị máy lọc không khí, lớp màng than hoạt tính là một bộ phận quan trọng để lọc bụi và khử mùi hôi.
Trong đời sống hiện đại, than hoạt tính không ngừng được sáng tạo và áp dụng vào nhiều sản phẩm, công nghệ. Do đó, để tìm hiểu than hoạt tính có tác dụng gì thì khách hàng phải luôn cập nhật và tìm hiểu thông tin về nguyên liêu này.
Các chỉ tiêu cần quan tâm của than hoạt tính
Khi chọn mua vật liệu lọc là than hoạt tính, khách hàng cần quan tâm một số chỉ tiêu sau:
- Iodine: Đây là chỉ số thể hiện diện tích bề mặt của các lỗ xốp. Thông thường, than hoạt tính sẽ có chỉ số Iodine khoảng từ 500 đến 1.400mg/g. Diện tích này càng cao chứng tỏ càng có nhiều lỗ xốp trong phân tử than hoạt tính, giúp cho khả năng hấp thụ nước càng tốt hơn.
- Độ cứng: Chỉ số này phụ thuộc vào loại than hoạt tính: Than hoạt tính dạng viên nén, dạng ống thì sẽ có độ cứng cao do được nén chặt. Độ cứng của than biểu thị cho khả năng chống mài mòn và rửa trôi. Do đó, việc chọn loại than hoạt tính phù hợp với nhu cầu sử dụng là rất quan trọng.
- Thể tích lỗ xốp: Chỉ số này biểu thị khoảng cách giữa các rãnh trống có trong phân tử than hoạt tính. Thể tích càng to chứng tỏ mật độ các lỗ xốp càng thấp (Iodine thấp), điều này sẽ khiến khả năng lọc của than kém hơn.
- Kích thước hạt: Tương tự như chỉ số độ cứng, kích thước hạt của than hoạt tính sẽ tùy theo loại than. Với kích thước hạt càng nhỏ (dạng bột) thì khả năng lọc của than hoạt tính càng cao.
Tóm lại, than hoạt tính là một vật liệu quan trọng, nhất là trong sản xuất công nghiệp. Mong rằng bài viết trên đã giúp quý khách hàng giải đáp rõ các thắc mắc: than hoạt tính có tác dụng gì, phân loại, ưu – nhược điểm cũng như ứng dụng của than hoạt tính. Nếu có nhu cầu mua vật liệu lọc than hoạt tính hoặc bất cứ linh kiện, thiết bị lọc nước nào, vui lòng liên hệ website Công ty Môi trường Song Phụng để được tư vấn!