Máy đo độ mặn Lutron YK-31SA (đã gồm VAT)
- Model: YK-31SA
- Thang đo: 0.00 đến 10.00% (1% = 10 ppt)
- Độ phân giải: 0.01%
- Độ chính xác: +/- 2%
- Bù nhiệt tự động
- Điện cực dài 1.5m
- Thời gian lấy mẫu: 0,4 giây
- Màn hình hiển thị LCD, chiều cao chữ số 21,5mm
- Thân máy chống thắm nước
- Nút phím chức năng đều làm từ cao su
- Nguồn điện pin DC 9V( loại nặng)
- Trọng lượng: 270g
- Ứng dụng: đo dung dịch muối bão hòa cho bồn muối hoàn nguyên của hệ làm mềm, đo nước lợ, nước biển…..
- Xuất xứ: Lutron -Taiwan
Khái niệm về độ mặn:
Xem xét về môi trường, Độ mặn hay độ muối được ký hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ salinity – độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước. Trong hải dương học, người ta sử dụng độ muối (salinity) để đặc trưng cho độ khoáng của nước biển, nó được hiểu như tổng lượng tính bằng gam của tất cả các chất khoáng rắn hòa tan có trong 1 kg nước biển. Vì tổng nồng độ các ion chính (11 ion, bao gồm: Na+, Ca2+, Mg2+, Fe3+, NH4+, Cl–, SO42-, HCO3–, CO32-, NO2–, NO3–) chiếm tới 99,99% tổng lượng các chất khoáng hoà tan nên có thể coi độ muối nước biển chính bằng giá trị này. Điều đó cũng có nghĩa là đối với nước biển khơi, độ muối có thể được tính toán thông qua nồng độ của một ion chính bất kỳ.
Cách đo độ mặn qua độ dẫn điện:
Các chất hòa tan hoặc là mang điện tích dương (+) hay điện tích âm (-). Độ mặn vì vậy có thể được tính thông qua cường độ dòng điện đi qua dung dịch, nếu dung dịch chứa nhiều muối hòa tan, nó sẽ cho một cường độ dòng điện lớn đi qua vì vậy cho thấy độ mặn sẽ cao. Các loại máy đo độ dẫn điện cầm tay, tiện dụng, còn gọi là ‘EC meter’ . Máy đo độ mặn dùng nhiều đơn vị khác nhau, tuy nhiên, chỉ có một đơn vị tiêu chuẩn được quốc tế sử dụng: deci-Siemens cho mỗi meter hay viết tắt là dS/m.